Giáo dục sức khỏe cộng đồng, nhất là đối với các bà mẹ và thầy cô giáo, cần cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh sởi để cộng tác với ngành y tế trong việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ em.
Kiến thức chung bệnh Sởi
Sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới, nhất là trong thời kỳ trước tiêm chủng, bệnh phổ biến ở trẻ em. Trên 90% số người trước lứa tuổi 20 đã bị mắc bệnh sởi, rất hiếm người không bị mắc sởi. Ước tính hàng năm khoảng 100 triệu trường hợp mắc và 6 triệu người tử vong do sởi.
Sởi cũng là một bệnh lưu hành địa phương trong cộng đồng dân cư đô thị và là một bệnh xảy ra dịch có tính chu kỳ khoảng từ 2 – 3 năm hoặc lâu hơn tuỳ theo từng nước.
Bệnh sởi xảy ra cũng có tính theo mùa. Ở vùng khí hậu ôn đới, bệnh sởi xuất hiện nhiều vào cuối mùa Đông và đầu mùa Xuân. Ở vùng nhiệt đới, bệnh xảy ra nhiều vào mùa khô.
Với việc thực hiện chương trình tiêm phòng sởi có hiệu quả, tỷ iệ mắc bệnh sởi đã giảm 99% ở nhiều nước phát triển và chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng hoặc ở trẻ lớn tuổi hơn, người lớn mới chỉ được tiêm 1 liều vắc xin.
Tình hình bệnh sởi ở Việt Nam thời kỳ trước khi tiêm 1 liều vắc xin sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cũng tương tự như ở các nước trên thế giới. Bệnh sởi lưu hành ở mọi nơi trong cả nước và phổ biến ở trẻ em, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra dịch vào những tháng Đông – Xuân. Việc gây miễn dịch phòng bệnh sởi bằng một liều vắc xin sởi sống giảm độc lực được bắt đầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam từ năm 1985 và tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm xuống từ 91/100.000 dân năm 1986 xuống 2,35/100.000 năm 2006. Tuy nhiên, bệnh vẫn còn tản phát ở nhiều nơi và vẫn xảy ra dịch sởi với quy mô nhỏ hơn thời kỳ chưa tiêm vắc xin sởi. Việt Nam đã cam kết với Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương thực hiện các chiến lược loại trừ sởi vào năm 2010 với tỷ lệ mắc sởi không vượt quá 1/1.000.000 dân.
Tin bài liên quan
Câu hỏi thường gặp bệnh Sởi
Tương tác với chuyên gia bệnh Sởi
Phổ biến kiến thức bệnh Sởi
Tác nhân gây bệnh sởi Là vi rút sởi (Polynosa morbillorum) là thành viên của giống Morbillivirus, thuộc họ Paramyxoviridae. Vi rút sởi chỉ có một kháng nguyên duy nhất. Vi rút có dạng hình cầu đường kính khoảng 100-250 nm.
Sởi
Sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới, nhất là trong thời kỳ trước tiêm chủng, bệnh phổ biến ở trẻ em. Trên 90% số người trước lứa tuổi 20 đã bị mắc bệnh sởi, rất hiếm người không bị mắc sởi. Ước tính hàng năm khoảng 100 triệu trường hợp mắc và 6 triệu người tử vong do sởi.
Sởi cũng là một bệnh lưu hành địa phương trong cộng đồng dân cư đô thị và là một bệnh xảy ra dịch có tính chu kỳ khoảng từ 2 – 3 năm hoặc lâu hơn tuỳ theo từng nước.
Bệnh sởi xảy ra cũng có tính theo mùa. Ở vùng khí hậu ôn đới, bệnh sởi xuất hiện nhiều vào cuối mùa Đông và đầu mùa Xuân. Ở vùng nhiệt đới, bệnh xảy ra nhiều vào mùa khô.
Với việc thực hiện chương trình tiêm phòng sởi có hiệu quả, tỷ iệ mắc bệnh sởi đã giảm 99% ở nhiều nước phát triển và chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng hoặc ở trẻ lớn tuổi hơn, người lớn mới chỉ được tiêm 1 liều vắc xin.
Tình hình bệnh sởi ở Việt Nam thời kỳ trước khi tiêm 1 liều vắc xin sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cũng tương tự như ở các nước trên thế giới. Bệnh sởi lưu hành ở mọi nơi trong cả nước và phổ biến ở trẻ em, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra dịch vào những tháng Đông – Xuân. Việc gây miễn dịch phòng bệnh sởi bằng một liều vắc xin sởi sống giảm độc lực được bắt đầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam từ năm 1985 và tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm xuống từ 91/100.000 dân năm 1986 xuống 2,35/100.000 năm 2006. Tuy nhiên, bệnh vẫn còn tản phát ở nhiều nơi và vẫn xảy ra dịch sởi với quy mô nhỏ hơn thời kỳ chưa tiêm vắc xin sởi. Việt Nam đã cam kết với Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương thực hiện các chiến lược loại trừ sởi vào năm 2010 với tỷ lệ mắc sởi không vượt quá 1/1.000.000 dân.
Tin bài liên quan
Giáo dục sức khỏe cộng đồng, nhất là đối với các bà mẹ và thầy cô giáo, cần cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh sởi để cộng tác với ngành y tế trong việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ em.
Tác nhân gây bệnh sởi Là vi rút sởi (Polynosa morbillorum) là thành viên của giống Morbillivirus, thuộc họ Paramyxoviridae. Vi rút sởi chỉ có một kháng nguyên duy nhất. Vi rút có dạng hình cầu đường kính khoảng 100-250 nm.