Bộ răng giả cần được chải sạch bằng bàn chải mềm mỗi ngày với loại bột chuyên dụng hoặc xà bông rửa tay vì răng giả cũng bị đọng các vụn thức ăn và mảng bám như răng thật. Các dung dịch tẩy rửa răng giả thường không đủ sức tẩy sạch hết các bẩn bám mà chỉ đủ làm mất mùi hôi. Không dùng các loại chất tẩy rửa gia dụng có tính ăn mòn hay độc hại. Khi không dùng, nên ngâm răng giả trong nước hay dung dịch làm sạch.
Một số thuốc điều trị bệnh kinh niên như thuốc huyết áp, tim mạch, bệnh Parkinson... có thể làm cho tuyến nước bọt tiết ra ít nước bọt hơn gây chứng khô miệng. Theo Tổ chức y tế thế giới, có tới 400 loại thuốc dùng để điều trị các bệnh mà người lớn tuổi thường mắc phải gây khô miệng. Điều này làm tăng nguy cơ bị sâu răng và bệnh nha chu. Khô miệng cũng làm cho khó chịu khi đeo răng giả vì nước bọt đóng vai trò như một chất làm nhờn. Nha sĩ sẽ cho bạn dùng các chất làm nhờn.
Thường dùng nhất là loại răng giả tháo ráp được. Loại răng này phải tựa vào các xương, răng gần bên, nhưng đến độ tuổi nào đó các xương chịu đựng chúng lại có khuynh hướng nhỏ đi, vì vậy răng giả có thể bị lỏng, không còn khít nữa và làm tổn thương các mô xung quanh, tạo cảm giác khó chịu. Vì vậy một hàm giả nên được thay mỗi 3 - 5 năm.
Sức khỏe toàn dân là Trang thông tin chính thức của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, cung cấp đầy đủ các thông tin chính thống, kiến thức và hàng loạt các tiện ích để phục vụ người dân chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình theo Chương trình Sức khỏe Việt Nam, vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn.