Bài tiết mồ hôi là bài tiết các chất thải ra khỏi cơ thể, đồng thời góp phần điều hòa thân nhiệt.
1. Khái niệm:
Ra mồ hôi là triệu chứng sinh lý bình thường của cơ thể, đáp ứng khi trời nắng nóng hoặc mặc quần áo quá dày, uống nhiều nước nóng, lao động ngoài trời nhiều…
Ra nhiều mồi hôi tay chân thường không gây hại cho sức khỏe nhưng rất phiền phức cho cả trẻ em và người lớn.
2. Nguyên nhân:
- Nguyên nhân bên ngoài: Do thời tiết nóng, hoạt động thể lực nhiều hoặc gặp phải việc quá căng thẳng, lo sợ.
- Nguyên nhân bên trong: Do hệ thần kinh hay cụ thể hơn là do dây thần kinh giao cảm kích thích mồ hôi ra nhiều hơn bình thường như cảm xúc, do vị giác. Dây thần kinh này gửi tín hiệu tới các mạch máu, buộc chúng co lại, khiến bàn tay, bàn chân lạnh ngắt vì ẩm ướt.
- Nguyên nhân khác: Sốt do nhiễm trùng, bệnh cường giáp, hạ đường huyết, khối u di căn chèn ép hoàn toàn thần kinh tủy sống, uống thuốc hạ nhiệt salicylat quá liều…
3. Triệu chứng:
- Biểu hiện thường xuyên và nhiều nhất là khi gặp khí hậu lạnh hoặc những lúc làm việc căng thẳng hay tâm trạng lo lắng, xúc động tình cảm… Thậm chỉ có người mồ hôi chảy thành giọt.
- Mồ hôi thường đổ nhất là trong suốt mùa hè, bàn tay, bàn chân ướt sũng, nếu để bản tay rủ xuống có thể thấy nước nhỏ giọt ở các đầu ngón tay, bàn chân luôn luôn ướt là căn nguyên của bệnh chân nặng mùi hôi.
- Ở một số trường hợp bệnh nặng thì mồ hôi đổ ra liên tục (ra không tự chủ), một số trường hợp kèm theo ra mồ hôi nhiều ở da đầu hoặc toàn thân.
4. Điều trị:
a. Chữa mẹo:
- Đun sôi 1 lít nước với 5 túi trà. Sau đó để nguội và ngâm tay vào trong vòng 30 phút. Chất tanin trong trà có tác dụng làm se bề mặt da tay và được xem như là chất chống mồ hôi hữu hiệu. Bạn cũng có thể nắm túi trà trong tay khoảng từ 10 đến 15 phút.
- Dùng bông gòn thấm cồn hoặc có thể sử dụng dung dịch nhôm cholorhydrate để lau sạch tay, điều này có thể thu nhỏ lỗ chân lông, hạn chế việc tiết mồ hôi.
- Dùng lá lốt cắt cả cây (cây già thì tốt hơn), lấy cả phần rễ trên mặt đất, đem về rửa sạch, cho vào nồi nấu sôi khoảng 15 phút, bắc xuống, để 1 tấm lưới lên trên nồi đã mở nắp rồi xông hơi nóng lần lượt từ tay đến chân. Xông đến khi nước trong nồi nguội bớt thì ngâm chân tay vào nồi nước ấm đó. Những trường hợp ra mồ hôi tay, chân nhẹ thì dùng cách chữa này rất khả quan.
- Ngoài ra có thể dùng muối hột đem nấu nước để ngâm chân tay vào hoặc rang muối trên chảo cho nóng lên rồi xông hơi nóng của muối; hoặc gói muối hột đã rang vào túi vải rồi chườm vào chân tay cũng được.
b. Chữa bằng cách tập dẫn khí:
Hai tay chắp lại để trước ngực, rồi thở bằng bụng (tựu khí đan điền); 2 bàn tay để phía trước, cách ngực 3 - 4 cm, hai lòng bàn tay đối diện nhau, đầu óc tập trung nghĩ đến các đầu ngón tay, lòng bàn tay, với ý nghĩ hai lòng bàn tay thả lỏng và ấm dần lên. Một lát sau sẽ xuất hiện cảm giác tê dần (khi đó khí đã dẫn đến). Tương tự như trên, thực hiện ở hai lòng bàn chân.
c. Chữa bằng y học hiện đại:
- Điều trị tại chỗ: Tăng tiết mồ hôi bàn tay, bàn chân và nách được điều trị tại chỗ bằng cách bôi aluminum chloride 20% vào các buổi tối tác dụng rất tốt.
- Điện chuyển ion: Đưa các hạt điện tích của thuốc qua da vào sâu dưới da. Thuốc sử dụng trong điện chuyển ion là aliminum chloride 20% và glycopyrrolate 0.01% trong môi trường điện chuyển ion.
+ Ưu điểm: Phương pháp này dùng thay thế cho phương pháp bôi tại chỗ. Bằng cách tiêm botulinum A toxin: Tiêm botox vào mỗi bàn chân, tay hoặc nách tác dụng giảm tiết mồ hôi rất tốt.
+ Nhược điểm: Tác dụng phụ của thuốc là gây yếu cơ khi cầm nắm nên khuyên bệnh nhân khi làm việc phải thận trọng. Phương pháp này có tác dụng trong 5 tháng sau khi tiêm nhưng giá thành cao. Ở điều kiện nước ta chỉ cần tiêm một lần vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè.
- Liệu pháp uống thuốc: Sử dụng thuốc kháng cholinergic như pro-banthine hoặc glycopyrrolate có thể có tác dụng giảm tiết mồ hôi toàn thân trong vòng 4-6 giờ sau khi uống thuốc.
- Phương pháp phẫu thuật: Khi tất cả các phương pháp trên thất bại thì phương pháp phẫu thuật được áp dụng: Cắt bỏ hạch giao cảm ngực để điều trị tăng tiết mồ hôi bàn tay.
Lưu ý: Khi bị bệnh này bệnh nhân nên tránh các hoàn cảnh kích động, ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc.
Các triệu chứng có thể bao gồm yếu hoặc tê liệt ở mặt, cánh tay, hay chân. Bệnh nhân cũng có thể bị tê liệt đột ngột, đi lại khó khăn, khó nói, vụng về, nhìn đôi, hoặc nhìn mờ.
Nhức đầu hàng ngày phải xảy ra 15 ngày hoặc hơn trong một tháng và ít nhất là ba tháng, nó cũng không phải là kết quả của tình trạng bệnh khác thì mới được xếp vào bệnh đau đầu mạn tính. Đau đầu mạn tính hàng ngày được phân loại bởi thời gian đau đầu - hơn bốn giờ hoặc ít hơn bốn giờ.
Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại cơn động kinh. Có thể chỉ giảm ý thức trong thời gian ngắn hoặc mất ý thức có thể được kết hợp với co giật tay chân, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, cắn lưỡi.
Bệnh nhân nhìn đăm đăm vào khoảng không và mất nhận thức, mất phản ứng, ngừng mọi hoạt động đang tiến hành và gián đoạn tiếp xúc với người xung quanh với người khác trong một vài giây. Sau cơn không có lú lẫn, và thường bệnh nhân không nhớ được những gì đã xảy ra. Động kinh vắng ý thức có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập.
Cơn đau xuất hiện sau một kích thích nào đó, có thể kéo dài vài giây đến vài phút như điện giật, nhói như dao đâm. Đau thường bắt đầu ở nhánh dây hàm trên hoặc nhánh dây hàm dưới. Ở dây hàm trên, đau lan dọc theo xương gò má, mũi, môi trên và các răng trên. Ở dây hàm dưới, đau lan theo phần dưới của xương gò má, môi dưới và xương hàm dưới. 97% các trường hợp chỉ đau nửa mặt.
Nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, nôn, rối loạn thị giác, mất khả năng phối hợp cơ thể, nhầm lẫn.
Thường không có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài cho đến khi lòng động mạch bị thu hẹp quá nhiều gây tình trạng máu không lưu thông đến các cơ quan. Các triệu chứng có thể bao gồm đau ngực, buồn nôn, chóng mặt, khó thở, nhìn mờ, tê, yếu, đi lại, nói khó khăn, đau bụng, tiêu chảy, đau chân và da chuyển màu.
Yếu đột ngột một cánh tay, chân, bên mặt hoặc bất kỳ phần nào của cơ thể. Tê, giảm cảm giác, thay đổi thị lực, nói lắp, không có khả năng nói chuyện, không có khả năng hiểu được lời nói, khó đọc hoặc viết, nuốt khó, chảy nước dãi, mất trí nhớ, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp, lơ mơ, hôn mê hoặc mất ý thức, không thể kiểm soát chuyển động của mắt, nhìn đôi.
Nhức đầu nặng (cảm giác đau nhói), buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh, chán ăn, mệt mỏi, tê, ngứa ran.
Hầu hết những người đau thần kinh tọa trong độ tuổi từ 30 đến 50. Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị đau do tử cung phát triển chèn ép lên các dây thần kinh hông. Các nguyên nhân khác bao gồm thoát vị đĩa đệm và viêm khớp thoái hóa cột sống.
Sức khỏe toàn dân là Trang thông tin chính thức của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, cung cấp đầy đủ các thông tin chính thống, kiến thức và hàng loạt các tiện ích để phục vụ người dân chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình theo Chương trình Sức khỏe Việt Nam, vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn.