1. Khái niệm:
Bệnh Rỗng Tủy sống còn gọi là cứng cột sống
Bệnh rỗng tủy sống sau chấn thương là một u nang hoặc khoang dịch lỏng hình thành trong tủy sống. Tủy sống bị cứng là một bệnh lý xảy ra khi mô sẹo hình thành và cột, hay giữ tủy sống vào màng cứng, màng mô mềm bao quanh tủy sống. Mô sẹo này ngăn cản dòng chảy bình thường của dịch tủy vòng quanh tủy sống và cản trở cử động bình thường của tủy sống trong màng. Tình trạng cột cứng gây nên sự hình thành của u nang. Dây sống bị cột lại có thể xảy ra dù không có biểu hiện của bệnh rỗng tủy sống, nhưng sự hình thành u nang sau chấn thương diễn ra phải do một số mức độ cột sống bị cột lại.
- Bệnh có thể xuất hiện sau hai tháng hoặc sau nhiều chục năm kể từ khi tổn thương xảy ra.
2. Nguyên nhân:
- Bệnh rỗng tủy sống (Syringomyelia) và cứng cột sống (Tethered Cord) hậu chấn thương có thể xảy ra sau khi người bệnh bị tổn thương tủy sống.
- Bất thường bẩm sinh ở bộ não (tật Chiari)
- Bệnh rỗng tủy sống cũng có thể liên quan đến tật nứt đốt sống u tủy sống, viêm màng nhện và rỗng tủy sống tự phát (không rõ nguyên nhân).
3. Triệu chứng:
- Các triệu chứng lâm sàng: Các triệu chứng của bệnh rỗng tủy sống và cứng cột sống giống nhau và có thể bao gồm giai đoạn thoái hóa diễn tiến của tủy sống, dần dần mất cảm giác hoặc sức khỏe, ra mồ hôi nhiều, co thắt, đau nhức và tăng phản xạ tự phát.
- Tật Chiari: Trong quá trình phát triển của bào thai, phần dưới của não nhô từ phía sau đầu vào phần cổ của ống tủy sống.
+ Các triệu chứng thường gặp bao gồm ói mửa, yếu cơ ở đầu và mặt, khó nuốt và nhiều mức độ kém trí tuệ khác nhau. Tình trạng liệt các cánh tay và chân cũng có thể xảy ra.
+ Người lớn và thanh thiếu niên mắc tật Chiari trước đây chưa biểu hiện triệu chứng gì có thể có biểu hiện của những suy yếu diễn tiến, ví dụ như những cử động không chủ ý, nhanh, mắt cụp xuống.
+ Những triệu chứng khác gặp phải có thể là chóng mặt, đau đầu, nhìn một thành hai, điếc, suy yếu khả năng phối hợp cử động và các giai đoạn đau cấp tính ở và xung quanh mắt.
- Bệnh rỗng tủy sống cũng có thể liên quan đến tật nứt đốt sống u tủy sống, viêm màng nhện và rỗng tủy sống tự phát (không rõ nguyên nhân). Mặc dù các dấu hiệu của tình trạng rối loạn có xu hướng tiến triển chậm nhưng thường xuất hiện đột ngột các cơn ho hoặc tình trạng mệt mỏi.
4. Cận lâm sàng:
- Cộng hưởng từ (MRI) có thể dễ dàng phát hiện ra các u nang trong tủy sống, trừ khi tại đó có các thanh chốt, miếng mỏng hoặc các mảnh đạn.
5. Hậu quả:
Có thể rất nguy hại, gây ra nhiều mức độ tàn tật.
6. Điều trị:
Điều trị chậm trễ có thể dẫn đến tình trạng tổn thương tủy sống không thể đẩy lùi được. Phẫu thuật mang lại tình trạng ổn định hoặc mức độ cải thiện vừa phải.
+ Việc gỡ tình trạng cột cứng cần phải qua quá trình phẫu thuật tinh vi để tách mô sẹo xung quanh tủy sống nhằm khôi phục lại dòng chảy của dịch tủy và cử động của tủy sống.
+ Đặt một mô ghép nhỏ ở điểm bị cột để củng cố khoang màng cứng và làm giảm nguy cơ hình thành lại sẹo.
+ Nếu có u nang xuất hiện, người ta sẽ đặt vào trong khoang một ống hay ống dẫn để dẫn lưu dịch từ u nang.
- Phương pháp phẫu thuật thường nâng cao sức khỏe và làm giảm đau nhức; Thường thì phẫu thuật không khôi phục lại được chức năng cảm giác đã mất.
- Sau phẫu thuật nếu bệnh rỗng tủy sống vẫn tái phát, người bệnh cần phải được thực hiện phẫu thuật thêm; Có thể những cuộc phẫu thuật này không mang lại hiệu quả trong một thời gian dài. Có gần một nửa số người được điều trị bệnh rỗng tủy sống thấy xuất hiện lại các triệu chứng trong vòng năm năm.
Các triệu chứng có thể bao gồm yếu hoặc tê liệt ở mặt, cánh tay, hay chân. Bệnh nhân cũng có thể bị tê liệt đột ngột, đi lại khó khăn, khó nói, vụng về, nhìn đôi, hoặc nhìn mờ.
Nhức đầu hàng ngày phải xảy ra 15 ngày hoặc hơn trong một tháng và ít nhất là ba tháng, nó cũng không phải là kết quả của tình trạng bệnh khác thì mới được xếp vào bệnh đau đầu mạn tính. Đau đầu mạn tính hàng ngày được phân loại bởi thời gian đau đầu - hơn bốn giờ hoặc ít hơn bốn giờ.
Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại cơn động kinh. Có thể chỉ giảm ý thức trong thời gian ngắn hoặc mất ý thức có thể được kết hợp với co giật tay chân, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, cắn lưỡi.
Bệnh nhân nhìn đăm đăm vào khoảng không và mất nhận thức, mất phản ứng, ngừng mọi hoạt động đang tiến hành và gián đoạn tiếp xúc với người xung quanh với người khác trong một vài giây. Sau cơn không có lú lẫn, và thường bệnh nhân không nhớ được những gì đã xảy ra. Động kinh vắng ý thức có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập.
Cơn đau xuất hiện sau một kích thích nào đó, có thể kéo dài vài giây đến vài phút như điện giật, nhói như dao đâm. Đau thường bắt đầu ở nhánh dây hàm trên hoặc nhánh dây hàm dưới. Ở dây hàm trên, đau lan dọc theo xương gò má, mũi, môi trên và các răng trên. Ở dây hàm dưới, đau lan theo phần dưới của xương gò má, môi dưới và xương hàm dưới. 97% các trường hợp chỉ đau nửa mặt.
Nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, nôn, rối loạn thị giác, mất khả năng phối hợp cơ thể, nhầm lẫn.
Thường không có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài cho đến khi lòng động mạch bị thu hẹp quá nhiều gây tình trạng máu không lưu thông đến các cơ quan. Các triệu chứng có thể bao gồm đau ngực, buồn nôn, chóng mặt, khó thở, nhìn mờ, tê, yếu, đi lại, nói khó khăn, đau bụng, tiêu chảy, đau chân và da chuyển màu.
Yếu đột ngột một cánh tay, chân, bên mặt hoặc bất kỳ phần nào của cơ thể. Tê, giảm cảm giác, thay đổi thị lực, nói lắp, không có khả năng nói chuyện, không có khả năng hiểu được lời nói, khó đọc hoặc viết, nuốt khó, chảy nước dãi, mất trí nhớ, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp, lơ mơ, hôn mê hoặc mất ý thức, không thể kiểm soát chuyển động của mắt, nhìn đôi.
Nhức đầu nặng (cảm giác đau nhói), buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh, chán ăn, mệt mỏi, tê, ngứa ran.
Hầu hết những người đau thần kinh tọa trong độ tuổi từ 30 đến 50. Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị đau do tử cung phát triển chèn ép lên các dây thần kinh hông. Các nguyên nhân khác bao gồm thoát vị đĩa đệm và viêm khớp thoái hóa cột sống.
Sức khỏe toàn dân là Trang thông tin chính thức của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, cung cấp đầy đủ các thông tin chính thống, kiến thức và hàng loạt các tiện ích để phục vụ người dân chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình theo Chương trình Sức khỏe Việt Nam, vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn.