Những người mẹ mắc bệnh tim có thể có hiện tượng thiếu oxy và dinh dưỡng ở tổ chức, tuỳ theo thời điểm và mức độ mà có các ảnh hưởng khác nhau như:http://192.168.197.28:1062/Administration/TinTuc/TT_DanhSach_Save.aspx?TinTucID=345
1. Ảnh hưởng của bệnh tim với thai nghén
a. Ảnh hưởng của bệnh tim đối với thai nghén
Những người mẹ mắc bệnh tim có thể có hiện tượng thiếu oxy và dinh dưỡng ở tổ chức, tuỳ theo thời điểm và mức độ mà có các ảnh hưởng khác nhau như:
- Thai chậm phát triển trong tử cung, thai suy mạn.
- Nhẹ cân so với tuổi thai.
- Doạ sẩy thai, sẩy thai.
- Doạ đẻ non, đẻ non.
- Thai chết trong tử cung, thai chết trong chuyển dạ.
- Thai có thể bị dị dạng ở những thai phụ bị bệnh tim bẩm sinh có tím.
Tuy vậy, thai nghén vẫn có thể phát triển bình thường ở những thai phụ bị bệnh tim khi chưa mất bù.
b. Ảnh hưởng của thai nghén lên bệnh tim
Thai nghén ảnh hưởng nhiều đến tim ở nửa sau của thai kỳ, các biến chứng thường gặp:
- Suy tim cấp.
- Phù phổi cấp.
- Thuyên tắc mạch phổi.
- Rối loạn nhịp tim.
- Thiếu máu trong thai kỳ: tình trạng thiếu máu sẽ làm tăng lưu lượng tim, tim phải làm việc nhiều dễ đưa đến suy tim kể cả suy tim độ I và II. Nếu thiếu máu nhẹ chỉ cần cho thêm Sắt và B12 - Nếu thiếu máu nặng thì truyền hồng cầu khối, tìm và điều trị nguyên nhân.
2. Các trường hợp tim bệnh lý trong thai kỳ
a. Những bệnh tim thường gặp
- Hẹp van hai lá: bệnh lý thường gặp nhất (66%), có nhiều biến chứng tim - sản. Gần như tất cả các bệnh nhân hẹp van hai lá đều mắc thấp tim. Những thay đổi huyết động trong thai kỳ có thể gây xung huyết phổi ở những bệnh nhân này.
- Hở van hai lá: cũng thường do bệnh thấp tim chiếm 34% trong bệnh lý van 2 lá. Thai phụ bị hở van hai lá chịu đựng thai kỳ tốt hơn hẹp van 2 lá.
- Các bệnh hở van tim khác: như hở van 3 lá, hở van động mạch phổi, hở van động mạch chủ thường kết hợp với bệnh lý van 2 lá.
- Hẹp van động mạch chủ: Những bệnh nhân bị bệnh này không có khả năng duy trì cung lượng tim bình thường.
b. Các bệnh tim bẩm sinh
- Thông liên nhĩ: Đây là dạng thường gặp
- Thông liên thất: ít gặp hơn. Thông liên thất nhẹ và trung bình vẫn có khả năng mang thai bình thường. Tuy nhiên, những trường hợp có tổn thương thông liên thất nặng có thể tạo ra shunt phải-trái khi tăng áp động mạch phổi. Sự đảo shunt này được gọi là hội chứng Einsenmenger, hội chứng này có liên quan tới tỷ lệ tử vong mẹ cao (30-50%).
- Còn ống động mạch: Ít gặp, trường hợp ống thông nhỏ vẫn có thể đáp ứng tốt với thai kỳ.
- Tứ chứng Fallot: là bệnh tim có tím hay gặp ở tuổi trưởng thành. Bệnh nhân này kém chịu đựng các thay đổi huyết động đột ngột do chuyển dạ và thay đổi tư thế. Thai nhi thường bị nhẹ cân, sinh non nhưng lại có trưởng thành phổi sớm so với tuổi thai do đáp ứng tình trạng thiếu oxy mãn.
c. Các bệnh tim khác:
- Viêm cơ tim, suy tim do thiếu vitamin B1.
- Bệnh lý cơ tim (cardiomyopathy): có thể do nghiện rượu, cường cathécholamin, nghiện cocain, xơ cứng bì...
- Bệnh cơ tim chu sinh (peripartum cardiomyopathy): Là các suy tim xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ hay trong vòng 6 tháng sau đẻ mà không phát hiện được nguyên nhân hay bệnh tim trước đó. Người ta nhận thấy thai nghén dễ làm bệnh lý cơ tim xuất hiện nhưng cơ chế chưa rõ. Bệnh này hay gặp sau đẻ, tỷ lệ 1/1300 - 1/4000 cuộc đẻ.
3. Địa chỉ khám chữa bệnh
- Bệnh Viện Tim Hà Nội
Địa chỉ: 92 Trần Hưng Đạo - Quận Hoàn Kiếm - TP.Hà Nội.
ĐT: (84-4) 39422430 - Fax: (04)39424374
Sức khỏe toàn dân là Trang thông tin chính thức của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, cung cấp đầy đủ các thông tin chính thống, kiến thức và hàng loạt các tiện ích để phục vụ người dân chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình theo Chương trình Sức khỏe Việt Nam, vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn.