Mặc dù những ích cho sức khỏe của đậu nành hiện tại chưa được nghiên cứu rõ ràng, nhưng các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu lợi ích của đậu nành lên các bệnh mãn tính ở phụ nữ.
A. Đậu nành, đậu phụ và công dụng
I. Khái niệm
Đậu tương hay đỗ tương, đậu nành (tên khoa học Glycine max) là loại cây họ đậu (Fabaceae) giàu hàm lượng chất đạm protein.
II. Thành phần hoá học trong hạt đậu
- Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)
- Năng lượng 1.866 kJ (446 kcal)
- Carbohydrat 30,16g
- Đường 7,33g
- Chất xơ 9,3g
- Chất béo 19,94g: Chất béo no 2,884g, chất béo không no đơn 4,404g, chất béo không no đa 11,255g
- Protein 36,49g
- Acid amin: Trytophan 0,591g, Threonin 1,766g, Isoleucin 1,971g, Leucin 3,309g, Lysin 2,706g, Methionin 0,547g, Cystin 0,655g, Phenylamin 2,122g, Tyrosin 1,539g, Valin 2,029g, Arginin 3,153g, Histidin 1,097g, Alanin 1,915g, acid aspartic 5,112g, Acid glutamic 7,874g, Glycin 1,880g, Prolin 2,379g, Serin 2,357g
- Nước 8,54g
- Vitamin: Vitamin A 1 μg (0%), vitamin B6 0,377 mg, vitamin C 6,0 mg, vitamin K 47 μg (45%)
- Muối khoáng: Canxi 277 mg (28%), Sắt 15,70 mg, Magie 280 mg (76%), phospho 704 mg (101%), Kali 1797 mg (38%), natri 2 mg, Kẽm 4,89 mg
Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thu hàng ngày của người lớn.
III. Tác dụng
1 .Bệnh tim mạch:
Ở Hoa Kỳ bệnh tim mạch gây ra 40% số tử vong ở phụ nữ mọi lứa tuổi và trên 45% tử vong ở phụ nữ trên 65 tuổi. Đậu nành có khả năng ức chế cholesterol xấu trong máu giúp giảm nguy cơ tim mạch.
2. Giảm cholesterol xấu:
Hầu hết những nghiên cứu về đậu nành đều tập trung vào tác dụng giảm mức cholesterol trong máu, hoặc vai trò như một chất chống oxy hóa của nó. Những kết quả nghiên cứu này đã cho thấy nếu dùng protein đậu nành thay thế cho protein động vật thì sẽ làm giảm được cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa quá trình xơ vữa mạch máu, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch .
3.Chống oxy hóa:
Genistein, một Isoflavone có nhiều nhất trong đậu nành đã cho thấy có tác động như một chất chống oxy hóa, giúp ức chế một số bước trong quá trình khởi phát và tạo thành mảng xơ vữa động mạch. Động mạch bình thường sẽ giãn nở dưới tác động của Acetylcholin. Tuy nhiên những động mạch bị xơ vữa thì sẽ bị tác động ngược lại (co lại) dưới tác động của Acetylcholin. Những nhà nghiên cứu đã cho khỉ cái bị xơ vữa động mạch, được nuôi dưỡng bằng chế độ protein đậu nành có Isoflavone, sau đó họ thấy rằng động mạch bị xơ vữa của khỉ cái nay lại giãn nở ra dưới tác động của Acetylcholin. Như vậy sự hoạt động của động mạch bị xơ vữa lại đi theo chiều hướng của sinh lý bình thường. Tuy nhiên sự thay đổi tốt này chỉ thấy rõ ở khỉ cái, mà không thấy rõ ràng ở khỉ đực. Có lẽ vì vậy mà các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra tiêu đề "Đậu nành và sức khỏe phụ nữ"
Để kết luận, dù còn nhiều điều chưa biết rõ về đậu nành, nhưng các nhà nghiên cứu khuyên nếu không dị ứng với đậu nành, thì nên dùng mỗi ngày tối thiểu 25g protein đậu nành (chứa Isoflavone tự nhiên) là một trong những cách hạ thấp nguy cơ bệnh tim mạch.
4.Giảm nguy cơ mắc ung thư:
Nhiều cuộc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật cho thấy Genistein trong đậu nành có thể có tác dụng như một chất chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách giảm sự tổn thương tế bào và chất ức chế Protease Bowman-Birk trong Protein đậu nành cũng có thể ức chế sự khởi phát ung thư. Chất Daidzein trong Protein đậu nành, nếu được sử dụng với liều cao sẽ có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, để phá hủy những chất có hại cho cơ thể, do đó có tác động lên việc giảm nguy cơ bị ung thư.
5.Tác động lên việc đáp ứng với Stress:
Mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta đều có một tuổi thọ nhất định. Khi cơ thể bị Stress, những tế bào liên quan có khả năng tạo ra những chất đặc hiệu, có tác dụng bảo vệ chúng thoát khỏi sự kiểm soát của sự lão hóa, và sự chết đi của tế bào. Chất Genistein trong đậu nành đã giúp tạo ra các đáp ứng với Stress kiểu này trong tế bào.
6.Tác động chống phát triển mạch máu:
Các bướu cần có sự cung cấp máu tốt để phát triển và có thể di căn khắp cơ thể. Nếu thiếu sự tân sinh mạch máu thì các bướu sẽ teo lại. Chất Genistein trong đậu nành có thể ức chế cả sự tân sinh mạch máu và những tế bào nội mô mạch máu.
7.Tác động lên xương:
Tình trạng loãng xương ở phụ nữ cao gấp 4 lần đàn ông, do liên quan đến nồng độ Estrogen trong máu giảm xuống sau khi hết kinh nguyệt, do kiêng ăn uống để giữ dáng cho đẹp, nên dễ đưa đến gãy xương và tàn phế. Một trong những phương pháp được chấp nhận để giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là dùng Estrogen thay thế, nhưng phương pháp dùng nội tiết thay thế này đòi hỏi phải được khám xét sức khỏe kỹ lưỡng, bởi vì không phải ai, không phải với tình trạng sức khỏe nào cũng sử dụng nội tiết được. Do đó sự quan tâm lớn là tìm ra một phương pháp khác để duy trì sức khỏe của xương cho đại đa số phụ nữ mãn kinh.
Xương muốn chắc khỏe phải nhờ lượng Calcium vừa đủ, Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng những phụ nữ dùng nhiều đạm động vật sẽ gây mất Calcium qua nước tiểu, do đó sẽ có nguy cơ gãy xương nhiều hơn là những phụ nữ dùng Protein thực vật. Nghiên cứu cho thấy rằng dùng Protein đậu nành, đặc biệt là Isoflavones có thể có tác động tốt lên đậm độ khoáng trong xương ở những phụ nữ mãn kinh mà không dùng Ostrogen thay thế. Khi tuổi thọ phụ nữ ngày càng cao thì 1/3 thời gian sống là nằm trong tuổi mãn kinh, nên vấn đề bảo vệ đậm độ khoáng cho xương là rất quan trọng, tránh được tình trạng loãng xương, đưa đến giảm tỷ lệ gãy xương.
8.Giảm các triệu trứng trong thời kỳ mãn kinh:
Trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ thường hay than phiền về những triệu chứng khó chịu như: đau nhức, cứng khớp, mệt mỏi, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, nóng bừng mặt, đổ mồ hôi ban đêm, lạnh, bứt rứt khó chịu, rối loạn tiêu hóa...
Qua so sánh triệu chứng thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ 3 nước Nhật, Mỹ và Canada, người ta thấy rằng phụ nữ Nhật có tỉ lệ các triệu chứng khó chịu thấp nhất. Phải chăng do ở Nhật, đậu nành là thức ăn được dùng phổ biến ở đây.
Nghiên cứu cho thấy rằng dùng Protein đậu nành có Isoflavones 2 lần/ngày sẽ cải thiện các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.
Dùng đậu nành có Isoflavones hoặc Casein sẽ làm giảm tỉ lệ triệu chứng đỏ bừng mặt ở phụ nữ mãn kinh.
IV. Những kiêng kị khi uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành giàu dinh dưỡng, vốn là thức uống quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của không ít người. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý 9 kiêng kị dưới đây khi uống sữa đậu nành trong mùa thu.
1. Không uống sữa đậu nành khi ăn trứng gà:
Sữa đậu nành vị ngọt, tính bình, chứa các thành phần dinh dưỡng như chất béo, protein thực vật, vitamin, các loại khoáng chất…Sử dụng một mình đã có tác dụng bồi bổ rất tốt. Tuy nhiên, trong sữa đậu nành có chất Parenzyme, khi kết hợp với lòng trắng trứng sẽ khiến thành phần dinh dưỡng của trứng gà và sữa đậu nành bị giảm hẳn.
2. Kiêng uống quá nhiều:
Uống quá nhiều sữa đậu nành một lúc sẽ khiến chất protein trở nên khó tiêu, gây ra hiện tượng trướng bụng, tiêu chảy…
3. Kiêng dùng cùng đường đỏ:
Axit hữu cơ trong đường đỏ và protein trong sữa đậu nành kết hợp với nhau sẽ tạo ra chất kết tủa, làm hỏng các thành phần dinh dưỡng, đồng thời cũng không tốt cho sức khoẻ.
4. Kiêng uống khi bụng rỗng:
Uống sữa đậu nành khi bụng đói sẽ khiến protein trong sữa đậu nành đều biến thành nhiệt lượng và tiêu hao mất. Do đó không thể mang lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Khi uống sữa đậu, tốt nhất nên ăn cùng các chất tinh bột như bánh bao, bánh mỳ…để giúp cho các dưỡng chất được hấp thụ tối ưu.
5. Kiêng uống sữa đậu nành chưa nấu chín:
Sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất độc, dễ gây trở ngại cho quá trình chuyển hoá protein, từ đó dẫn đến hiện tượng ngộ độc. Không chỉ vậy, trong lúc nấu sữa đậu nành, nên mở nắp vung để các chất có hại trong sữa đậu có thể theo khói tản ra ngoài.
6. Kiêng đựng trong bình giữ nhiệt:
Trong sữa đậu có chất có thể tẩy trôi các chất cặn bám trong thành bình giữ nhiệt. Sau 3-4 giờ bảo quản ở nhiệt độ thường, sữa đậu nành mới bị biến chất và có vị chua.
7. Uống sữa đậu thường xuyên, nên chú ý bổ sung kẽm:
Đậu nành chứa một số chất không có lợi cho cơ thể như PPls…Do đó tốt nhất chỉ uống sữa đậu nành đã nấu chín, và những người uống đậu nành thường xuyên nên bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm.
Người thể chất suy hàn nên thận trọng khi dùng: Sữa đậu nành chứa hàm lượng Purine tương đối cao, làm từ hạt đậu nành có tính hàn. Do đó người có thể chất suy hà.
V. Sữa đậu nành - Kẻ thù của nam giới:
Mặc dù sữa đậu nành cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng, nhưng nó có thể có tác dụng phụ tiêu cực đối với nam giới khi tiêu thụ với lượng lớn.
1. Giảm tinh trùng
Đại học Harvard công bố nghiên cứu về "sinh sản người" cho thấy rằng chế độ ăn uống lượng liên quan đến đậu nành và isoflavone làm giảm nồng độ tinh trùng ở nam giới.
Mặc dù giảm ít nhưng nó được coi là có ý nghĩa thống kê. Các nghiên cứu thấy rằng chế độ ăn uống của người đàn ông nếu bao gồm cả đậu nành sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới số lượng tinh trùng.
Ngoài ra, trong nhiều nghiên cứu có nói, thực phẩm đậu nành còn là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng tinh trùng thấp ở nam giới thừa cân và béo phì. Một số nghiên cứu khác lại có kết quả trái ngược nhau liên quan đến sữa đậu nành và sản xuất tinh trùng
2. Rối loạn cương dương
Một số nghiên cứu cho thấy rằng liều lượng lớn của đậu nành có thể làm giảm chức năng của dương vật. Một isoflavone nhất định được tìm thấy trong đậu nành, như daidzein, có ảnh hưởng đến chức năng cương dương, điều này đã được nghiên cứu ở chuột.
Nghiên cứu được công bố trên "Tạp chí Andrology" cho thấy, tiêu thụ daidzein ở thanh niên có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của dương vật vào tuổi trưởng thành.
Những con chuột mà tiêu thụ daidzein có độ cương cứng mềm hơn, tuy nhiên, testosterone không bị ảnh hưởng. Trong nghiên cứu này, daidzein không ảnh hưởng đến kích thước dương vật và tăng trưởng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng các nghiên cứu chuột không hẳn phản ánh kết quả tương tự ở người.
3. Hành vi liên quan
Đậu nành có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi ở nam giới. Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Y tế, Đại học Wake Forest Baptist đã chia khỉ đực trưởng thành thành ba nhóm và nghiên cứu trong 15 tháng. Một nhóm tiêu thụ khoảng 125 mg isoflavone từ đậu nành hàng ngày.
Nhóm thứ hai tiêu thụ một nửa số đó, và nhóm thứ ba tiêu thụ protein từ sữa và từ các nguồn động vật. Những con khỉ cho ăn isoflavones với hàm lượng cao đã chứng tỏ hành vi hung hăng hơn và phục tùng hơn so với các đối tác của chúng. Chúng cũng dành ít thời gian ở bên những con khỉ khác mà tăng thời gian ở một mình.
4. Lợi ích của sữa đậu nành
Cục Quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ đã thông qua một tuyên bố vào năm 1999 cho biết, "25% gr protein đậu nành mỗi ngày, như là một phần trong một chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol, có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim". Isoflavones được tìm thấy trong sữa đậu nành cũng giúp làm giảm cholesterol "xấu".
Các báo cáo của Hội Ung thư Mỹ cho rằng một số nghiên cứu với những người đàn ông với ung thư tuyến tiền liệt cho thấy đậu nành làm giảm hoặc làm chậm sự phát triển của tuyến tiền liệt.
VI. Đậu phụ
Nguyên liệu làm đậu phụ là hạt đậu nành.
Về giá trị dinh dưỡng: Đậu phụ là thực phẩm giàu protein, Trong 100g đậu phụ, hàm lượng protein chiếm khoảng hơn 34%. Ngoài ra đây còn là nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin khá tốt cho cơ thể, đặc biệt loại thực phẩm này còn hỗ trợ cho việc phòng và điều trị một số bệnh như: Bệnh tim mạch.
1. Cách phân biệt đậu phụ có thạch cao hay không:
Theo PGS. TS. Lê Thị Hương, Bộ môn dinh dưỡng an toàn thực phẩm, Đại học Y Hà Nội, nếu ăn phải đậu phụ có thạch cao thì chắc chắn không có dinh dưỡng tốt như đậu phụ bình thường, ngược lại nó còn gây thêm các tác dụng phụ, chất đó sẽ lắng đọng trong thành ruột, trong thận, điều này sẽ không tốt cho cơ thể.
Thông thường, một miếng đậu phụ ngon bao giờ cũng thường có màu trắng ngà, rất mềm mại. Còn đậu phụ có thạch cao màu thường vàng hơn, càng vàng thì càng nhiều thạch cao và độ cứng, độ chắc nhiều hơn rất nhiều đậu phụ tươi bình thường.
2. Một số bí quyết để bảo quản đậu phụ được lâu:
- Khi mua đậu non ở siêu thị về nên bảo quản ngay vào tủ lạnh. Nếu không sử dụng hết thì cũng phải cho sản phẩm vào hộp đậy kín, rồi cho vào tủ lạnh, và vẫn phải lưu ý hạn sử dụng.
- Đối với những đậu phụ mua từ chợ thì càng phải bảo quản cẩn thận hơn và cũng chỉ lưu ý sử dụng trong ít ngày. Khi mua đậu phụ về cần rửa sạch, rồi cho vào hộp, đổ ngập nước, sau đó cho vào tủ lạnh. Để bảo quản được lâu, cần thay nước, để cho đậu được tươi ngon.
- Với các cách bảo quản như trên, ta có thể giữ được đậu từ 5 - 7 ngày. Nếu nước ngâm đậu có màu vàng thì cũng không có nghĩa là đậu đã hỏng, vì nước màu vàng đậm đặc đó là do sữa đậu nành ở trong đậu tiết ra, chúng sẽ bị phân huỷ khi gặp nước.
3. Đậu phụ và các thực phẩm kết hợp:
Đậu phụ và cá; đậu phụ và rong biển; đậu phụ và củ cải. Các thực phẩm này kết hợp hòa lẫn vào thành một món ăn với nhiều hương vị lạ. Món đậu phụ sốt cà chua, hành lá, đôi khi có thêm thịt ba chỉ... Đậu phụ cũng hay được sử dụng trong các món lẩu.
4. Tác hại của đậu phụ và thực phẩm từ đậu:
- Đậu phụ và các sản phẩm được làm từ đậu rất tốt cho cơ thể song chúng ta không nên biến đậu thành thực phẩm ăn mỗi ngày và không ăn quá nhiều trong một lần.
- Người cao tuổi và những người mắc bệnh thận, thiếu máu thiếu sắt, bệnh Gout, xơ cứng động mạch thì không nên thường xuyên sử dụng đậu phụ.
- Đậu phụ chứa chất paponin chất này bài tiết I-ốt trong cơ thể, nếu ăn nhiều trong một thời gian dài thì rất dễ dẫn đến thiếu I-ốt.
- Ngoài ra, hàm lượng protein trong đậu phụ khá cao, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ sắt và dễ dẫn đến tiêu hoá không tốt, mỗi lần chỉ nên ăn 100g là thích hợp nhất.
5. Một số cách dùng đậu phụ để trị một số bệnh thường gặp:
Chú ý: Không hẳn áp dụng tất cả món ăn này là đã chữa khỏi bệnh, tuy nhiên KH cũng nên tham khảo và hỏi ý kiến của Thầy thuôc Đông y.
- Trị cảm cúm, trúng gió: Dùng 50g đậu phụ với 10 - 15g chao đậu và 5 nhánh hành lá nấu sôi. Ăn nóng, trùm chăn để ra mồ hôi giải cảm.
- Trị bệnh viêm khí quản: Lấy 500g đậu phụ, 60g đường mạch nha, với 1 ly nước ép dứa tươi. Đem đun sôi, sau đó ăn và uống cả nước, ngày 1 - 2 lần.
- Trị đờm suyễn: Chuẩn bị 500g đậu phụ, mỗi miếng đều khoét rỗng bên trong để vừa 10g đường đỏ. Sau đó hấp cách thuỷ 25 phút, rồi ăn liền trong 1 lần. Dùng liên tục 2 - 4 ngày.
- Trị tì vị suy hàn: Lấy 50g thịt dê nấu chín, rồi cho thêm 200g đậu phụ, 15g gừng tươi, nêm gia vị, dùng như món ăn. Cần dùng một tuần.
- Trị loét lở khoang miệng: Nấu chín 100g đậu phụ với 100g bí đao, và 10g lá sơn trà. Ngày ăn 1 - 2 lần.
- Chữa thiếu sữa sau sinh: Cho 150g đậu phụ và 50g đường đỏ đun sôi với lượng nước vừa đủ. Đợi khi đường đỏ tan hết, cho thêm 50g rượu gạo, đun sôi thì ăn. Dùng mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 5 ngày.
- Trị khí hư trắng ở nữ giới (bạch đới): Giã nát 10 hạt bạch quả (bỏ tâm, bỏ vỏ), hoà vào 1 bát nước đậu phụ đã xay rồi cho vào chung chưng cách thuỷ. Mỗi ngày uống 1 lần, dùng liên tục trong 3 - 5 ngày.
- Trị sốt cao không giảm ở trẻ nhỏ: Nấu 500g đậu phụ với 250g dưa chuột thành canh, uống thay nước cho tới khi hạ sốt.
- Trị đại tiểu tiện ra máu: Rang khô bã đậu phụ, tán thành bột, hoà cùng nước đường đỏ uống ngày 2 lần, mỗi lần 3 - 6g.
Ngăn ngừa chứng loãng xương: Theo các nhà khoa học đã và đang chứng minh được nhiều lợi ích của sản phẩm này, như Isoflavones trong đậu tương có thể ngăn ngừa chứng loãng xương hoặc xốp xương. Isoflavones trong đậu tương có hiệu quả duy trì những tế bào xương thêm vững chắc, có khả năng khống chế các chứng tiền mãn kinh. Do đó hàng ngày ăn từ 1 - 2 thanh đậu phụ sẽ giúp ích cho phụ nữ từ độ tuổi trên 30.
B. Những lý do không nên ăn đậu phụ
I. Gây chứng khó tiêu
Đậu phụ có chứa protein rất phong phú. Ăn quá nhiều đậu phụ cùng một lúc nó nó không chỉ cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể con người mà còn dễ dàng dẫn đến chứng khó tiêu protein, mà sẽ gây ra chướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khó chịu khác.
II. Táo bón
Mặc dù đậu phụ có chứa chất dinh dưỡng cao, nhưng đậu phụ tương đối thiếu chất xơ. Nếu bạn chỉ ăn đậu phụ không có thể gây ra những rắc rối của táo bón.
III. Làm suy yếu chức năng của thận
Trong những trường hợp bình thường, sau khi sự trao đổi chất trong cơ thể con người, hầu hết các protein thực vật cuối cùng sẽ trở thành chất thải chứa nitơ và được bài tiết ra khỏi cơ thể qua thận. Đối với người già, khả năng bài tiết chất thải của thận đã giảm rất nhiều. Trong trường hợp này, nếu họ không chú ý đến chế độ ăn uống của họ, ăn quá nhiều đậu phụ và hấp thu protein thực vật quá mức, nó làm tăng hàm lượng chất thải chứa nitơ trong cơ thể, thêm gánh nặng cho thận, tiếp tục làm suy yếu chức năng của thận. Do đó, nó không có lợi cho sức khỏe con người.
IV. Gây xơ vữa động mạch
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằngtrong các sản phậm đậu nành chứa rất nhiều methionine, methionine dưới tác động của enzyme có thể được chuyển đổi sang cysteine. Homocysteine có thể gây hại các tế bào nội mô ở thành động mạch, dễ làm cho cholesterol và chất béo trung tính lắng đọng trong thành động mạch gây ra xơ vữa động mạch.
V. Gây tình trạng thiếu iốt
Đậu phụ không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, mà còn có tác dụng trong việc điều trị, phòng chống xơ vữa động mạch. Điều này là bởi vì đậu phụ có chứa một chất gọi là saponin. Saponin có thể ngăn chặn sự hình thành của peroxit lipid, là nguyên nhân chính của xơ vữa động mạch.
Tuy nhiên, có một vấn đề được đưa ra là saponin sẽ dẫn đến bài tiết I-ốt trong cơ thể. Do đó, ăn đậu phụ trong một thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt iốt.
VI. Tăng nặng bệnh gout( gút)
Đối với những người bị bệnh gout, đậu phụ làm cho rối loạn chuyển hóa purine trong cơ thể, làm cho nồng độ axit uric trong huyết thanh cao dễ dẫn đến các cuộc "tấn công" của bệnh gout.
VII. Ảnh hưởng chất lượng tinh trùng
Theo một số báo cáo của trường học Y tế công cộng Harvard, Mỹ, thì nếu tiêu thụ quá nhiều đậu phụ trong các bữa ăn hàng ngày sẽ làm cho số lượng tinh trùng của nam giới giảm đáng kể. Các sản phẩm đậu nành có ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nam giới, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến sự sinh tinh. Đậu nành và các sản phẩm giàu phytoestrogens isoflavone, nếu tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến mức độ androgen nam, dẫn đến một loạt các hậu quả xấu.
Như vậy, mặc dù đậu phụ là rất có lợi, tuy nhiên, nó không nên ăn mỗi ngày, và nó cũng không thích hợp để ăn quá nhiều của nó cùng một lúc. Đặc biệt là đối với người cao tuổi và các bệnh nhân bị bệnh thận, thiếu máu thiếu sắt, podagra và xơ vữa động mạch, họ nên chú ý hơn đến việc kiểm soát lượng ăn đậu phụ mỗi ngày, nếu không, nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đến cơ thể của họ.
Những người ăn sản phẩm đậu nành sẽ có xác suất rối loạn chức năng cương dương cao hơn 3,46 lần so với những người khác.
Sức khỏe toàn dân là Trang thông tin chính thức của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, cung cấp đầy đủ các thông tin chính thống, kiến thức và hàng loạt các tiện ích để phục vụ người dân chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình theo Chương trình Sức khỏe Việt Nam, vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn.