Run vô căn là một cử động không chủ ý của bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể (ngay cả đầu và tiếng nói cũng có thể bị ảnh hưởng). Run thường nhận thấy rõ nhất ở tay, gây cản trở khó khăn trong sinh hoạt. Đây không phải là một quá trình do bệnh thần kinh cơ gây ra và nó thường gặp ở người già.
Run bàn tay, bàn chân, thậm chí run đầu. Các triệu chứng nặng hơn khi hoạt động và căng thẳng, giảm đi sau khi uống một thức uống có cồn.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), xét nghiệm chức năng tuyến giáp để phát hiện bệnh tiềm ẩn nghi ngờ.
Thông thường không cần điều trị.
Các thuốc có thể được sử dụng bao gồm: thuốc chẹn Beta (Propranolol/Inderal), thuốc chống co giật (Primidone/Mysoline, Gabapentin/Neurontin, Topiramate/Topamax), Benzodiazepines (Diazepam/Valium).
Run vô căn là một chứng có thể gặp ở vị thành niên, người trưởng thành, nhưng người cao tuổi chiếm tỉ lệ cao hơn cả. Bệnh không liên quan đến giới tính và chủng tộc, hiếm gặp ở trẻ nhỏ.
Run vô căn thuộc loại lành tính. Tuy vậy, đôi khi xuất hiện run là triệu chứng chỉ điểm của một rối loạn vận động nên được gọi là run vô căn.
Nguyên nhân dẫn tới chứng run vô căn hiện chưa được biết một cách toàn diện, mặc dù các nhà khoa học cho rằng đó là do vùng tiểu não (vùng kiểm soát các cơ bắp) làm việc kém hiệu quả và một số tác giả đã chứng minh cho thấy có tới hơn 50% số ca run vô căn do đột biến gen. Có 2 loại gen có liên quan đến chứng run vô căn là ETM1 và ETM2.
Người bệnh nên có chế độ chăm sóc tốt như tránh căng thẳng, stress tâm lý, ngủ đủ giấc, hạn chế dùng chất kích thích như rượu, caffeine, hay luyện tập các bài tập thể dục như đi bộ, múa quyền giúp làm giảm triệu chứng và hạn chế sự phát triển của bệnh.
Trong nhiều trường hợp, nếu chắc chắn không có bệnh gì nặng hơn đi kèm thì run vô căn thể nhẹ không cần điều trị. Tuy vậy, cần có sự động viên khích lệ, chăm sóc cả vật chất lẫn tinh thần và làm an tâm người bệnh để bệnh không tăng nặng. Động viên tốt sẽ làm cho người bệnh sẽ tránh được ngại tiếp xúc hoặc tránh được trầm cảm.
Cần thay đổi lối sống, ăn uống đủ lượng, đủ chất, tránh các stress, không nên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, cà phê, trà đặc hoặc không nên để lạnh quá hoặc nóng quá. Nên lưu ý là chất caffein có trong cà phê và nước trà có thể kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều chất Adrenalin khiến run nặng hơn. Nếu có điều kiện thì trước bữa ăn có thể uống 1 ly rượu vang đỏ (không được lạm dụng).
Trong trường hợp cần thiết có thể dùng thuốc. Hai loại thuốc thường được sử dụng nhất trong điều trị run vô căn thể nặng là Propranolol (làm giảm biên độ run) và Primidone (chống co giật), cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Các triệu chứng có thể bao gồm yếu hoặc tê liệt ở mặt, cánh tay, hay chân. Bệnh nhân cũng có thể bị tê liệt đột ngột, đi lại khó khăn, khó nói, vụng về, nhìn đôi, hoặc nhìn mờ.
Nhức đầu hàng ngày phải xảy ra 15 ngày hoặc hơn trong một tháng và ít nhất là ba tháng, nó cũng không phải là kết quả của tình trạng bệnh khác thì mới được xếp vào bệnh đau đầu mạn tính. Đau đầu mạn tính hàng ngày được phân loại bởi thời gian đau đầu - hơn bốn giờ hoặc ít hơn bốn giờ.
Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại cơn động kinh. Có thể chỉ giảm ý thức trong thời gian ngắn hoặc mất ý thức có thể được kết hợp với co giật tay chân, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, cắn lưỡi.
Bệnh nhân nhìn đăm đăm vào khoảng không và mất nhận thức, mất phản ứng, ngừng mọi hoạt động đang tiến hành và gián đoạn tiếp xúc với người xung quanh với người khác trong một vài giây. Sau cơn không có lú lẫn, và thường bệnh nhân không nhớ được những gì đã xảy ra. Động kinh vắng ý thức có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập.
Cơn đau xuất hiện sau một kích thích nào đó, có thể kéo dài vài giây đến vài phút như điện giật, nhói như dao đâm. Đau thường bắt đầu ở nhánh dây hàm trên hoặc nhánh dây hàm dưới. Ở dây hàm trên, đau lan dọc theo xương gò má, mũi, môi trên và các răng trên. Ở dây hàm dưới, đau lan theo phần dưới của xương gò má, môi dưới và xương hàm dưới. 97% các trường hợp chỉ đau nửa mặt.
Nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, nôn, rối loạn thị giác, mất khả năng phối hợp cơ thể, nhầm lẫn.
Thường không có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài cho đến khi lòng động mạch bị thu hẹp quá nhiều gây tình trạng máu không lưu thông đến các cơ quan. Các triệu chứng có thể bao gồm đau ngực, buồn nôn, chóng mặt, khó thở, nhìn mờ, tê, yếu, đi lại, nói khó khăn, đau bụng, tiêu chảy, đau chân và da chuyển màu.
Yếu đột ngột một cánh tay, chân, bên mặt hoặc bất kỳ phần nào của cơ thể. Tê, giảm cảm giác, thay đổi thị lực, nói lắp, không có khả năng nói chuyện, không có khả năng hiểu được lời nói, khó đọc hoặc viết, nuốt khó, chảy nước dãi, mất trí nhớ, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp, lơ mơ, hôn mê hoặc mất ý thức, không thể kiểm soát chuyển động của mắt, nhìn đôi.
Nhức đầu nặng (cảm giác đau nhói), buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh, chán ăn, mệt mỏi, tê, ngứa ran.
Hầu hết những người đau thần kinh tọa trong độ tuổi từ 30 đến 50. Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị đau do tử cung phát triển chèn ép lên các dây thần kinh hông. Các nguyên nhân khác bao gồm thoát vị đĩa đệm và viêm khớp thoái hóa cột sống.
Sức khỏe toàn dân là Trang thông tin chính thức của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, cung cấp đầy đủ các thông tin chính thống, kiến thức và hàng loạt các tiện ích để phục vụ người dân chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình theo Chương trình Sức khỏe Việt Nam, vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn.