Theo Đông y, hổ phách vị ngọt, tính bình; vào kinh tâm, can và bàng quang. Có tác dụng an thần, trấn kinh, lợi niệu, tán huyết ứ.
Hổ phách còn gọi huyết hổ phách, minh phách, hồng tùng chi. Hổ phách là nhựa cây thông cổ đại bị vùi lấp dưới lớp đất đã lâu năm, bị nén cứng và hóa thạch. Hổ phách là những cục to nhỏ không đều, màu vàng hay vàng đỏ phủ lớp bóng mờ, rất cứng; khi đập vỡ vết vỡ tròn nhẵn, không vị, không tan trong nước, tan một phần trong cồn, ete, clorofoc.
Hổ phách chứa tinh dầu, acid sucxinic, nhựa từ acid sucxinic và một số chất khác (risin, bocneola...). Theo Đông y, hổ phách vị ngọt, tính bình; vào kinh tâm, can và bàng quang. Có tác dụng an thần, trấn kinh, lợi niệu, tán huyết ứ. Chữa tâm thần bất định, hồi hộp, mất ngủ, ngủ hay mê sợ, đi tiểu ra huyết, chữa mụn nhọt lâu lành. Do có màu sắc đẹp và cứng nên hổ phách được làm đồ trang sức; khi chà xát lên da làm nóng tỏa mùi thơm dễ chịu và sinh dòng điện có tác động làm sạch cơ thể và tinh thần thư thái, đem lại niềm vui tự nhiên, làm tăng sự tự tin. Liều dùng: 1,2 - 2,4g. Nên chế thành thuốc hoàn và thuốc viên.
var gax_wid = 1453171032; var gax_zid = 1474449861; var gax_w =530; var gax_h =298; var gax_skip =5; var gax_flash =false; var gax_content_id = "#content_detail_news"; var gax_position=3; var gax_continuous_play=true
Trấn tâm, an thần. Trị động kinh, tim hồi hộp, đập mạnh, hay quên, hay ngủ mê, mất ngủ.
Bài 1. Hoàn hổ phách định chí: hổ phách 4g, chu sa 2g, nhũ hương 63g, nhân sâm 12g, phục thần 12g, phục linh 12g, nam tinh 8g, viễn chí 8g, xương bồ 8g. Các vị nghiền mịn, làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g, uống với nước đun sôi. Chữa thần chí không yên, người mệt mỏi hay quên.
Bài 2. Hoàn hổ phách thọ tinh: hổ phách 2g, chu sa 2g, nam tinh chế 4g. Các vị nghiền bột mịn, làm hoàn, chia làm 2 lần mà nuốt. Chữa động kinh.
Lợi niệu thông lâm. Trị tiểu ra máu có nóng buốt: hổ phách 2g, trư linh 12g, biển súc 8g, mộc thông 8g. Các vị nghiền chung thành bột mịn, chia làm 2 lần, uống với nước đun sôi còn ấm. Chữa miệng khát, bí tiểu, tiểu ra máu có nóng buốt.
Trừ ứ, giảm đau. Trị máu tụ ứ do thương tích, phụ nữ tắc kinh, bị ứ tụ máu sau khi sinh gây đau bụng, bụng nổi cục, tích tụ lại: hổ phách 2g, đương quy 12g, nga truật 12g, ô dược 12g. Các vị nghiền chung thành bột. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 - 3 lần, uống với nước đun sôi còn ấm. Chữa khí huyết bị ngưng trệ, phụ nữ kinh nguyệt không thông.
Kiêng kỵ: Người thể âm hư nội nhiệt và tiểu dắt không uống.
Theo BS Tiểu Lan - Sức khỏe và Đời sống
Các triệu chứng có thể bao gồm yếu hoặc tê liệt ở mặt, cánh tay, hay chân. Bệnh nhân cũng có thể bị tê liệt đột ngột, đi lại khó khăn, khó nói, vụng về, nhìn đôi, hoặc nhìn mờ.
Nhức đầu hàng ngày phải xảy ra 15 ngày hoặc hơn trong một tháng và ít nhất là ba tháng, nó cũng không phải là kết quả của tình trạng bệnh khác thì mới được xếp vào bệnh đau đầu mạn tính. Đau đầu mạn tính hàng ngày được phân loại bởi thời gian đau đầu - hơn bốn giờ hoặc ít hơn bốn giờ.
Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại cơn động kinh. Có thể chỉ giảm ý thức trong thời gian ngắn hoặc mất ý thức có thể được kết hợp với co giật tay chân, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, cắn lưỡi.
Bệnh nhân nhìn đăm đăm vào khoảng không và mất nhận thức, mất phản ứng, ngừng mọi hoạt động đang tiến hành và gián đoạn tiếp xúc với người xung quanh với người khác trong một vài giây. Sau cơn không có lú lẫn, và thường bệnh nhân không nhớ được những gì đã xảy ra. Động kinh vắng ý thức có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập.
Cơn đau xuất hiện sau một kích thích nào đó, có thể kéo dài vài giây đến vài phút như điện giật, nhói như dao đâm. Đau thường bắt đầu ở nhánh dây hàm trên hoặc nhánh dây hàm dưới. Ở dây hàm trên, đau lan dọc theo xương gò má, mũi, môi trên và các răng trên. Ở dây hàm dưới, đau lan theo phần dưới của xương gò má, môi dưới và xương hàm dưới. 97% các trường hợp chỉ đau nửa mặt.
Nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, nôn, rối loạn thị giác, mất khả năng phối hợp cơ thể, nhầm lẫn.
Thường không có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài cho đến khi lòng động mạch bị thu hẹp quá nhiều gây tình trạng máu không lưu thông đến các cơ quan. Các triệu chứng có thể bao gồm đau ngực, buồn nôn, chóng mặt, khó thở, nhìn mờ, tê, yếu, đi lại, nói khó khăn, đau bụng, tiêu chảy, đau chân và da chuyển màu.
Yếu đột ngột một cánh tay, chân, bên mặt hoặc bất kỳ phần nào của cơ thể. Tê, giảm cảm giác, thay đổi thị lực, nói lắp, không có khả năng nói chuyện, không có khả năng hiểu được lời nói, khó đọc hoặc viết, nuốt khó, chảy nước dãi, mất trí nhớ, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp, lơ mơ, hôn mê hoặc mất ý thức, không thể kiểm soát chuyển động của mắt, nhìn đôi.
Nhức đầu nặng (cảm giác đau nhói), buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh, chán ăn, mệt mỏi, tê, ngứa ran.
Hầu hết những người đau thần kinh tọa trong độ tuổi từ 30 đến 50. Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị đau do tử cung phát triển chèn ép lên các dây thần kinh hông. Các nguyên nhân khác bao gồm thoát vị đĩa đệm và viêm khớp thoái hóa cột sống.
Sức khỏe toàn dân là Trang thông tin chính thức của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, cung cấp đầy đủ các thông tin chính thống, kiến thức và hàng loạt các tiện ích để phục vụ người dân chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình theo Chương trình Sức khỏe Việt Nam, vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn.